ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI TIN HỌC NĂM HỌC 2024 – 2025, ĐỀ SỐ 3

Tin tức 0 lượt xem

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (8đ)

Phần 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1. Để giới hạn cho bài đăng trên Facebook của mình, em sẽ:

  1. Cài đặt quyền riêng tư cho các bài viết trên Facebook.
  2. Không sử dụng Facebook
  3. Ẩn hết các bài viết trên Facebook.
  4. Cài đặt bảo mật hai lớp.

Câu 2. Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?

  1. Tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính
  2. Truy cập vào các liên kết lạ
  3. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus
  4. Cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội

Câu 3. Hoạt động nào sau đây thể hiện sự đóng góp của tin học đối với xã hội:

  1. Làm việc và học tập tại nhà.
  2. Xem phim và các chương trình giải trí trên tivi.
  3. Học trực tuyến tại nhà
  4. Du lịch các vùng miền

Câu 4. Một bức ảnh muốn lưu trữ trong điện thoại thì cần dung lượng là 5MB. Hỏi nếu ta có một thẻ nhớ có dung lượng là 2GB thì tối đa lưu trữ được bao nhiêu bức ảnh như trên. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

A. 409                                 B. 410                                 C. 408                                 D. 500

Câu 5. Cơ sở dữ liệu (CSDL) là :

  1. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.
  2. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
  3. Tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính
  4. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh… của một chủ thể nào đó.

Câu 6. Phương án nào sau đây không phải là dịch vụ điện toán đám mây?

A. Google Drive                 B. Onedrive                        C. Office                             D. Dropbox

Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai:

  1. Em không thể sử dụng phần mềm trực tuyến ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, bất cứ máy tính nào nếu không có kết nối Internet.
  2. Chi phí sử dụng phần mềm chạy trên Internet rất rẻ hoặc không mất phí
  3. Phần mềm thương mại đem lại nguồn tài nguyên chính chủ yếu để duy trì các tổ chức làm phần mềm.
  4. Phần mềm nguồn mở ngày càng phát triển thì thị trường phần mềm thương mại ngày càng suy giảm.

Câu 8. Phép toán ((NOT 0101) OR 1001) AND 1010 cho kết quả là:

A. 1100                               B. 1001                               C. 1010                               D. 1111

Câu 9. . Với mật khẩu dùng trên mạng của mình thì em chọn phương án nào?

  1. Không cần thay mật khẩu thường xuyên vì dễ quên
  2. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên
  • Không cho bạn bè biết mật khẩu dù có thân đến đâu
  • Sử dụng cùng một mật khẩu cho các tài khoản

Câu 10. Câu nào sau đây phát biểu đúng khi nói về ràng buộc khóa ngoài của một bảng?

  1. Khóa ngoài của bảng này không cần phải là khóa chính ở bảng khác
  2. Khóa ngoài của bảng này phải là khóa chính ở bảng khác
  3. Ràng buộc khóa ngoài yêu cầu khóa chính của bảng này phải đồng thời là khóa chính của bảng khác.
  4. Ràng buộc khóa ngoài yêu cầu khi nhập dữ liệu cho một bảng thì giá trị khóa ngoài của bảng không được trùng với giá trị khóa chính.

Câu 11. Môt số được gọi là Palindrome (số đối xứng) nếu khi viết số đó từ trái qua phải cũng giống như viết từ phải qua trái. Có bao nhiêu số thập phân có hai chữ số là Palindrome mà khi chuyển chúng thành số nhị phân cũng là Palindrome?

A. 2                                     B. 1                                     C. 4                                     D. 3

Câu 12. Kết quả của phép nhân hai số nhị phân 1101×101 là:

A. 1010001                         B. 10010                             C. 1000001                         D. 1100001

Phần 2: Trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Xét cách mã hóa thông tin văn bản trong máy tính, em hãy xác định tính đúng sai của các ý kiến sau:

  1. Dữ liệu văn bản trong máy tính là dãy bit biểu diễn các ký tự cùng các thông tin định dạng
  2. Mã nhị phân của ký tự là số hóa của ký tự
  3. Trong bảng mã ASCII, mã thập phân của các chữ cái in hoa lớn hơn mã thập phân của các chữ cái in thường
  4. Để mã hóa ngôn ngữ của tất cả các quốc gia trên thế giới thì cần sử dụng bảng mã ASCII (bảng mã trao đổi thông tin chuẩn của Mỹ )

Câu 2. Cho đoạn chương trình sau:

Khi chạy chương trình:

  1. Hàm test trả về kết quả là kiểu số nguyên
  2. Với a,b,c nhận các giá trị lần lượt là: 25,5,35 thì kết quả in trên màn hình là “No”
  3. Với a,b,c nhận các giá trị lần lượt là: 26,13,39 thì kết quả in trên màn hình là “No”
  4. Với a,b,c nhận các giá trị lần lượt là: 13,39,26 thì kết quả in trên màn hình là “Yes”

Câu 3. Với xâu ký tự S, em hãy cho biết tính đúng sai của các ý kiến sau:

  1. Hàm len(S): trả về số lượng các phần tử có trong S
  2. Chỉ số các phần tử của S đánh từ 1
  3. 2*S: trả về xâu mới bằng cách nhân bản S lên 2 lần
  4. S+S: trả về xâu mới bằng cách nhân bản S lên 2 lần

Câu 4. Với danh sách (list) a, em hãy cho biết tính đúng sai của các ý kiến sau:

  1. Phương thức a.append(x): dùng để bổ sung phần tử x vào đầu danh sách a
  2. a*a: trả về là danh sách a được nhân bản lên a lần
  3. Phương thức a.sort(): sắp xếp lại danh sách a theo thứ tự giảm dần của các phần tử
  4. Hàm len(a): độ dài của danh sách a

Phần 3: Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2

Câu 1: Lệnh int(25.3+3.7) trả về kết quả là bao nhêu?

Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:

Hãy cho biết kết quả thực hiện chương trình trên là bao nhiêu?

II. PHẦN LẬP TRÌNH (12đ)

Mô tả: Gồm có 3 câu hỏi, dữ liệu vào và dữ liệu ra được lưu trên kiểu tệp văn bản. Học sinh sử dụng ngôn ngữ lập trình Python hoặc C++ để giải quyết các bài toán. Yêu cầu thực hiện việc lưu các chương trình và tệp vào/ra theo mô tả bài thi ở bảng sau:

CâuTệp chương trình nguồnTệp INPUTTệp OUTPUT
1HOANHAO.CPP HOANHAO.PYHOANHAO.INPHOANHAO.OUT
2SAPXEP.CPP hoặc SAPXEP.PYSAPXEP.INPSAPXEP.OUT
3SIEUNTO.CPP hoặc SIEUNTO.PYSIEUNTO.INPSIEUNTO.OUT

Câu 1 (5 điểm): SỐ HOÀN HẢO

Số nguyên N được gọi là số “hoàn hảo” nếu tống các ước số của nó (không kể nó) bằng chính N. Ví dụ số 28 là số hoàn hảo

Yêu cầu: Cho trước 2 số tự nhiên R và S (R<S). Hãy viết chương trình tìm các số hoàn hảo N nằm trong đoạn [R;S]

  • Dữ liệu vào: Tệp HOANHAO.INP chứa 2 số nguyên trên 1 dòng duy nhất (R, S<2.106)
  • Dữ liệu ra: Kết quả ghi vào tệp HOANHAO.OUT là 1 dòng gồm các số hoàn hảo tìm được, mỗi số cách nhau bằng một dấu cách.

Ví dụ:

HOANHAO.INPHOANHAO.OUT
5028

Câu 2 (4 điểm): SẮP XẾP

Cho một xâu ký tự S bất kỳ, người ta tạo ra một danh sách T gồm các từ không lặp lại trong

S. Viết chương trình đếm số lần xuất hiện của các từ có trong xâu S và sắp xếp T tăng dần.

  • Dữ liệu vào: Tệp SĂPXEP.INP chứa xâu S bất kỳ
  • Dữ liệu ra: Ghi kết quả vào tệp SAPXEP.OUT gồm các dòng:

+Dòng 1: danh sách T đã sắp xếp

+Các dòng tiếp theo: số lần xuất hiện của các từ có trong S Ví dụ:

SAPXEP.INPSAPXEP.OUT
Ab cde ab xy ab cde srgAb ab cde srg xy Ab:1 cde:2 ab:2 xy:1 srg:1

Câu 3 (3 điểm): SỐ SIÊU NGUYÊN TỐ

Số nguyên N được gọi là số siêu nguyên tố mà khi bỏ bớt một số tùy ý các chữ số bên phải của nó thì phần còn lại vẫn tạo thành một số nguyên tố.

Ví dụ: 37337 là một số siêu nguyên tố có 5 chữ số vì: 3733, 373, 37, 3 cũng là các số nguyên

tố.

Hãy viết chương trình liệt kê ra các số siêu nguyên tố gồm K chữ số

-Dữ liệu vào: Lấy từ tệp SIEUNTO.INP là số nguyên K (K<=6)

– Dữ liệu ra: kết quả ghi vào tệp SIEUNTO.OUT CHỈ 1 dòng chứa các số siêu nguyên tố N,

cách nhau bởi dấu cách.

Ví dụ:

SIEUNTO.INPSIEUNTO.OUT
523333 23339 23399 23993 29399 31193 31379 37337 37339 37397 59393 59399 71933 73331 73939

HẾT

Tải file đề tại đây:

Tải Test tại đây:

https://drive.google.com/drive/folders/1DHqlXXWJrTzlfQSdUMkkvCpMh9LBIM2w?usp=sharing

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *