ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI TIN HỌC NĂM HỌC 2024 – 2025, ĐỀ SỐ 4

Tin tức 0 lượt xem

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

A. D = 1 và B = 1

B. D = 0 và B = 1

C. D = 1 và B = 0

D. D = 0 và B = 0

Câu 2. Cho bảng mạch chân lí cho mạch cộng đầy đủ. Hãy cho biết giá trị thích hợp tại dấu ? cho hai cột S và Cout (Cin là bit nhớ mang sang, S là bit tổng, Cout là bit nhớ).

Đầu vàoĐầu ra
ABCinSCout
111??

A. S = 1; Cout = 0

B. S = 1; Cout =1

C. S = 0; Cout = 0

D. S = 0; Cout = 1

Câu 3. Hội thảo nào được coi là điểm mốc ghi nhận sự ra đời của thuật ngữ AI, đánh dấu sự khởi đầu của lĩnh vực AI, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này trong các năm tiếp theo?

A. Hội thảo Hampshire.                                                B. Hội thảo Bletchley.

C. Hội thảo Dartmouth.                                                 D. Hội thảo Jenesys.

Câu 4. Mối quan hệ giữa phần cứng, phần mềm ứng dụng và hệ điều hành nào sau đây là đúng?

A. Người dùng <=> Hệ điều hành <=> Phần cứng (CPU, bộ nhớ, thiết bị vào/ra) <=> Phần mềm ứng dụng.

B. Người dùng <=> Hệ điều hành <=> Phần mềm ứng dụng <=> Phần cứng (CPU, bộ nhớ, thiết bị vào/ra).

C. Người dùng <=> Phần mềm ứng dụng <=> Hệ điều hành <=> Phần cứng (CPU, bộ nhớ, thiết bị vào/ra).

D. Phần mềm ứng dụng <=> Người dùng <=> Hệ điều hành <=> Phần cứng (CPU, bộ nhớ, thiết bị vào/ra).

Câu 5. Hiện tượng xung đột tín hiệu thường xảy ra trên thiết bị nào sau đây?

A. Access Point.                           B. Hub.                              C. Switch.                             D. Router.

Câu 6. Phương án nào sau đây nêu đúng dạng nhị phân của địa chỉ IP là 192.166.2.120?

A. 11000000.10100110.00000010.01111001

B. 11000000.10100110.00000010.01111000

C. 11000000.10101110.00000010.01111000

D. 11000010.10100110.00000010.01111000

Câu 7. Bản chất của tên miền website là

A. Địa chỉ IP.

B. Địa chỉ STP.

C. Là dãy các ký tự gồm các phần được phân cách nhau bởi dấu chấm.

D. Địa chỉ MAC.

Câu 8. Địa chỉ IPv4 được biểu diễn dưới dạng nào?

A. Một chuỗi số 32 bit được chia thành 4 cụm 8 bit

B. Một chuỗi số 64 bit được chia thành 8 cụm 8 bit

D. Một chuỗi số 48 bit được chia thành 6 cụm 8 bit

Câu 9. Dòng thông tin “Physical Address 9C-7B-EF-3B-FE-22” trong hình bên cho biết thông tin gì?

A. Số hiệu của máy tính khi tham gia vào mạng Internet

B. Địa chỉ MAC

C. Địa chỉ IP

D. Địa chỉ của máy tính.

Câu 10. Điều 12 khoản 2 của Luật công nghệ thông tin quy định về:

A. Cấm “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số”

B. “Chia sẻ các thông tin trên mạng”

C. “Quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet”

Câu 11. Cho đoạn chương trình như hình bên:

Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây đúng?

A. k là số chữ số có nghĩa của n.

B. k là chữ số hàng đơn vị của n.

C. k là chữ số khác 0 lớn nhất của n.

D. k là số chữ số khác 0 của n.

Câu 12. Khi có kẻ lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật cố gắng thuyết phục rằng thiết bị của bạn đang gặp sự cố và yêu cầu thanh toán ngay lập tức cho các dịch vụ để khắc phục các sự cố đó mà trên thực tế nó không hề tồn tại. Em có thể thực hiện nguyên tắc Dừng lại, không gửi bằng cách?

A. Tự đặt ra câu hỏi khi thông báo hiện lên có vẻ rất khẩn cấp

B. Cập nhật phần mềm bảo mật và quét virus

C. Thử tìm kiếm tên công ty hoặc số điện thoại kèm theo những từ khóa như ” lừa đảo” hoặc ” khiếu nại”. Tìm đến một đơn vị có uy tín và tin cậy để nhờ hỗ trợ

D. Các đơn vị hỗ trợ công nghệ hợp pháp sẽ không yêu cầu thanh toán ngay dưới dạng thẻ điện thoại, chuyển khoản.   khi mà dịch vụ chưa được thực hiện

Câu 13. Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật là?

A. Đòi hỏi mọi hành vi ứng xử trên mạng xã hội phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

B. Yêu cầu phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin cá nhân và tổ chức

C. Hướng tới việc cần chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, khi có yêu cầu phải chủ động phối hợp, hợp tác với các cơ quan chức năng để xử ý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật

D. Yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Câu 14. Qua các mạng xã hội, em biết được tin tức vừa qua, bão số 3 (bão Yagi) là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua, đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân và

nhà nước. Là người biết ứng xử nhân văn trong không gian mạng, em không nên làm điều gì sau đây trên các trang mạng xã hội mà mình tham gia?

  1. Tham gia và vận động mọi người ùng hộ vùng bị thiên tai.
  2. Đăng thông tin như bài viết, hình ảnh về vùng bị thiên tai.
  3. Chia sê chân thành sự đồng cảm của mình đối với đồng bào bị thiên tai.
  4. Lập một tố chức lừ thiện, trực tiếp quyên góp cho vùng bị thiên tai.

Câu 15. Cho bảng Hocsinh (MaSo, HoTen, GioiTinh). Lệnh SELECT nào sau đây cho biết mã số, họ tên của các học sinh có giới tình là “Nam”

  1. SELECT MaSo, HoTen FROM Hocsinh ORDER BY GioiTinh = “Nam”
  2. SELECT MaSo, HoTen FROM Hocsinh WHERE GioiTinh = “Nam”
  3. SELECT MaSo, HoTen FROM Hocsinh HAVING GioiTinh = “Nam”
  4. SELECT * FROM Hocsinh WHERE Gioitinh = “Nam”

Câu 16. Trong thuật toán “Sắp xếp Chèn”, xét dãy con a[0], a[1],…a[i-1] đang có thứ tự tăng dần (không giảm), phần tử chèn là a[i]. Đoạn mã nào sau đây là đúng?

Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) mỗi câu, thí sinh chọn đúng hay sai.

Câu 1. Cho một cơ sở dữ liệu (viết tắt là CSDL) có tên thuvien dùng để quản lí việc mượn – trả sách của một trường trung học phổ thông. Cơ sở dữ liệu gồm 3 bảng với cấu trúc như sau:

  • bandoc (idBandoc, hoten, ngaysinh, lop, namhoc)
    • sach (idSach, tensach, namxb, sơtrang)
    • giaodich (idBandoc, idSach, ngaymuon, ngaytra)

Trong đó, bảng bandoc lưu các thông tin về bạn đọc (id bạn đọc, họ tên, ngày sinh, lớp, năm học), bảng sach lưu thông tin về cuổn sách có trong thư viện (id cuốn sách, tên cuốn sách, năm xuất bản, số trang), bảng giaodich lưu thông tin về các giao địch mượn sách (id bạn đọc, id cuốn sách, ngày mượn, ngày trả). Một số bạn học sinh đưa ra các ý kiến về việc khai thác cơ sở dữ liệu trên như sau:

  1. Một bạn đọc (chưa có thông tin trong CSDL) đến thư viện mượn sách “Tin học 12” (đã có thông tin trong CSDL). Nên nhập thông tin của bạn đọc đó vào bảng bandoc trước, sau đó mới nhập thông tin giao dịch mượn sách vào bảng giaodich sau.
  2. Để trích xuất ra danh sách tên các cuốn sách mà bạn đọc có idBandoc bằng 4 chưa trả cho thư viện, ta cần truy xuất dữ liệu từ cà 3 bảng trên.
  3. Khoá chính cùa bảng giaodich idBandoc.
  4. Nhà trường yêu cầu bổ sung thông tin về tình trạng cuốn sách trước và sau khi cho mượn thì các thông tin này lưu vào bảng giaodich và bảng sach.

Câu 2. Cho hàm Python sau:

def Ham(A, K):

n = len(A)

for i in range(n): if A[i] == K:

return i

return -1

  1. Hàm trả lại vị trí của tất cả các phần tử có giả trị bang K nằm trong mảng A.
  2. Hàm thể hiện ý tưởng cùa thuật toán tim kiếm tuần tự.
  3. Với giá trị trong màng A = [3, 5,7,9], giả trị K= 7, hàm trả lại giá trị 3.
  4. Độ phức tạp thời gian tính của hàm trên là ĩ’(fỉ) = O(n).

Câu 3. Cho đoạn mã giả sau:

1def TimKiem(A,K):
2Xuất phát phạm vi tìm kiếm là dãy ban đầu
3Lặp khi vẫn cồn phạm vi tìm kiếm
4Xác định phần tử A[m] ở giữa phạm vi tìm kiếm
5if K == A[m]:
6Thông báo tìm thấy K ở vị trí m và kết thúc
7elif K < A[m]
8Phạm vi tìm kiếm nằm ở nửa trái của dãy
9else:
10Phạm vi tìm kiếm nằm ở nửa phải của dãy

Một số bạn học sinh đã có các nhận xét về thuật toán trên như sau:

  1. Đây là thuật toán tìm kiếm nhị phân.
  2. Thuật toán thực hiện duyệt lần lượt các phần tử của dây để tìm phần tử có giá trị bằng K.
  3. Để có được hàm trong Python từ đoạn mã giả trên, cần chuyển các dòng lệnh 2, 3, 4, 6, 8 và 10 sang ngôn ngữ Python.
  4. Vởi bộ dữ liệu A = [2, 3, 5, 7, 9, 11], K = 9, thuật toán sẽ kết thúc sau 2 vòng lặp.

A diagram of a network diagram  Description automatically generated

Câu 4. Trong một trường học có 01 phòng máy, mỗi phòng máy sẽ có 30 máy tính được thiết kế mạng theo mô hình như sau:

Ghi chú: PM: Phòng máy, MT: Máy tính

Sau đây là một số nhận xét về phương án thiết kế mạng trên.

  1. Máy tính ở các phòng máy có thể truy cập Internet
  2. Các máy tính trong mỗi phòng máy được kết nối thành một mạng LAN.
  3. Các máy tính ở các phòng khác nhau có thể chia sẻ tệp với nhau qua mạng LAN.
  4. Có thể thay thế các Switch bằng Hub ở các phòng máy mà vẫn đạt được hiệu quả kết nối tương đương.

Đáp án trắc nghiệm

Tải đề tại đây:

II. Phần lập trình 12 điểm

TỔNG QUAN ĐỀ THI

BàiTên bàiTên fileTên file inputTên file outputĐiểm
1Xâu con phân biệtDIFSSTR.*DIFSSTR.INPDIFFSSTR.OUT5
2WorkWORK.*WORK.INPWORK.OUT4
3Kiến tha mồiANTMEET.*ANTMEET.INPANTMEET.OUT3

Dấu * là PY hoặc CPP tùy theo ngôn ngữ lập trình là PYTHON hay C++

BÀI 1. XÂU CON PHÂN BIỆT

Một lần Mr. Bean được bạn gái gửi cho một dãy ký tự S độ dài n chỉ gồm các chữ cái in hoa (‘A’…’Z’). Bạn gái nhờ Mr. Bean xác định “Độ phân biệt” của dã ký tự trên. Trong đó Độ phân biệt của dãy ký tự là số nguyên dương l nhỏ nhất sao cho tất cả các xâu con của S độ dài l là đôi một phân biệt.

Chẳng hạn với n = 7; S = ‘ABCDABC’ thì l = 4 do tất cả các xâu con độ dài 4 đều phân biệt. Bạn hãy giúp Mr. bean việc đó.

Dữ liệu:

  • Dòng 1: số nguyên dương n (n ≤ 100).
  • Dòng 2: chứa xâu ký tự S

Kết quả: Gồm một dòng duy nhất ghi một số nguyên duy nhất là: “Độ phân biệt” của dãy ký tự S.

Ví dụ:

DIFSSTR.INPDIFSSTR.OUT
7 ABCDABC4

BÀI 2. WORK

Trong một dây chuyền làm việc của công ty có N công nhân làm N việc. Người ta đánh số cho công nhân từ 1 đến N theo thứ tự đứng trong dây chuyền. Thời gian hoàn thành một công việc của người thứ i là ti phút. Mỗi người cần làm xong công việc của mình nhưng được quyền làm tối đa 2 việc. Vì thế họ có thể phối hợp với người đứng ngay trước mình cùng làm, nếu người thứ i và người thứ i + 1 phối hợp thì thời gian làm xong việc cho 2 người là pi. Tìm phương án sao cho N công việc đều hoàn thành với thời gian ít nhất.

Dữ liệu: vào từ file văn bản WORK.INP:

  • Dòng thứ nhất ghi số N (1 ≤ N ≤ 106)
  • Dòng thứ hai ghi thời gian làm xong việc của từng công nhân tương ứng trong dây chuyền t1, t2…, tN (1 ≤ti ≤ 60).
  • Dòng thứ ba ghi N – 1 số thời gian cùng làm tương ứng cho số cặp công nhân nếu phối hợp p1, p2,…pN 1 (1 ≤ pi ≤ 100).

Kết quả: ghi ra file WORK.OUT là một số duy nhất ghi tổng thời gian hoàn thành công việc ít nhất của N cộng nhân.

Ví dụ:

WORK.INPWORK.OUT
5 2 5 7 8 4 3 9 10 1017

BÀI 3. KIẾN THA MỒI

Trên đường đi làm về Mr Bean quan sát thấy hai tổ kiến cách nhau một khoảng L đơn vị. Các con kiến đang tha mồi về hai tổ trên đường thẳng nối hai tổ kiến với nhau. Các con kiến khi tha mồi về tổ nào thì ở lại tổ đó. Nếu hai con kiến gặp nhau trên đường thì cả hai sẽ đổi hướng di chuyển.

Giả sử đường nối giữa hai tổ kiến được gắn tọa độ từ 0 đến L. Tổ thứ nhất ở vị trí 0 và tổ thứ hai ở vị trí L. Ở thời điểm Mr Bean quan sát có n con kiến đang tha mồi về tổ. Con thứ i xuất phát ở tọa độ xi mang lượng mồi khối lượng wi và có hướng di chuyển di. Nếu di

= 1 thì con kiến thứ i đang di chuyển theo hướng 0 về L, di = -1 thì con kiến thứ i đang di chuyển theo chiều ngược lại. Tất cả các con kiến có tốc độ di chuyển bằng nhau và bằng 1 đơn vị đo độ dài trên giây.

Gọi T là thời điểm sớm nhất tính từ thời điểm quan sát mà tổng lượng mồi được tha về hai tổ đạt ít nhất một nửa tổng lượng mồi của đàn kiến. Mr Bean đếm được trong thời gian đó các con kiến gặp nhau đúng X lần, tính cả lần gặp nhau ở thời điểm T. Hỏi X bằng bao nhiêu?

Dữ liệu:

  • Dòng 1: hai số nguyên dương n và L (1 ≤n ≤ 5.104; 1 ≤ L ≤ 109)
  • Dòng 2…n + 1: Dòng i + 1 ghi ba số tự nhiên wi, xi, di (1 ≤ wi ≤ 103; di = ± 1; 0 ≤ xi

≤ L), các xi là đôi một phân biệt. Các số nguyên cách nhau một dấu cách.

Kết quả: Một dòng duy nhất chứa số nguyên X là số lần gặp nhau của các cặp kiến.

Ví dụ:

ANTMEET.INPANTMEET.OUTGiải thích
3 5 1 1 1 2 2 -1 3 3 -12Thời điểm 0.5, kiến 1 gặp kiến 2 ở tọa độ 1.5, kiến đổi hướng thành -1, kiến 2 đổi hướng thành 1Thời điểm 1, kiến 2 gặp kiến 3 ở tọa độ 2, kiến 2 đổi hướng thành -1, kiến 3 đổi hướng thành 1.Thời điểm 2: kiến 1 về đến tổ ở tọa độ 0 Thời điểm 3: kiến 2 về đến tổ ở tọa độ 0, lúc này lượng mồi đạt được ở hai tổ là 3, bằng một nửa tổng lượng mồi của cả 3 kiến.

Tải Test tại đây:

https://drive.google.com/drive/folders/1dzTK5zo2a3Q4a3SV3c14De7Alhmjf3ur?usp=sharing

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *