ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI TIN HỌC NĂM HỌC 2024 – 2025, ĐỀ SỐ 1

Đồ họa 0 lượt xem

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh lựa chọn một phương án.

Câu 1. Đẳng thức nào sau đây đúng về đơn vị lưu trữ thông tin?

A. 1GB = 1024KB.

B. 1B = 8 bit

C. 1MB = 1024B

D. 1B = 1024 bit

Câu 2. Một ví dụ về thiết bị không thông minh là

  1. Robot hút bụi.
  2. Máy tính cần tay được sử dụng trong kỳ thi tốt nghiệp.
  3. Xe tự lái.
  4. Camera phát hiện đột nhập.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây nêu đúng về phạm vi của mạng Internet?

A. Một toà nhà.                B. Một thành phố          C. Một quốc gia            D. Toàn cầu

Câu 4. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về mạng WAN?

  1. Tên viết tắt của Wide Area Network, nghĩa là mạng diện rộng.
  2. Tên viết tắt đầy đủ là Wireless Area Network, nghĩa là mạng diện rộng.
  3. Là mạng kết nối trong phạm vi một trường học hoặc chung cư.
  4. Là một dạng đặc biệt của mạng Internet.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là tên thường gọi của mạng Wi-Fi?

A. Mạng WLAN         B. Mạng Internet          C. Mạng không dây.          D. Mạng cục bộ.

Câu 6. Hành vi nào sau đây là hành vi bắt nạt trên không gian mạng?

A. Gửi nhiều email để trao đổi bài tập.                B. Đăng ảnh cá nhân của người khác lên mạng xã hội.

C. Đăng thông tin hăm doạ lên mạng xã hội.      D. Nhắn tin hỏi bài nhiều lần.

Câu 7. Trường hợp nào dưới đây vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ đối với việc sử dụng tác phẩm số đã công bố?

  1. Thay tên tác giả bằng tên cá nhân hoặc tổ chức khác.
  2. Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
  3. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi cho người khiếm thị.
  4. Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại.

Câu 8. Điện toán đám mây không thể cung cấp dịch vụ nào trong những dịch vụ sau đây?

  1. Dịch vụ ứng dụng lưu trữ.
  2. Dịch vụ thư tín điện tử.
  3. Dịch vụ cung cấp máy chủ
  4. Dịch vụ bảo trì phần cứng và phần mền tại gia đình.

Câu 9. Hành vi nào sau đây KHÔNG vi phạm quyền tác giả?

  1. Một nhà xuất bản in lại một cuốn sách của hai tác giả với mục đích thương mại. Nhà xuất bản đã được sự đồng ý của một tác giả nhưng không xin phép tác giả còn lại.
  2. Một tác giả viết sách với mục đích thương mại có sử dụng ảnh của nhiếp ảnh gia nhưng không xin phép. Tuy nhiên, chỗ in ảnh trong sách có ghi rõ tên nhiếp ảnh gia đó.
  3. Một tác giả viết sách với mục đích thương mại có sử dụng ảnh của một nhiếp ảnh gia, đã xin phép và được đồng ý.
  4. Một nhà xuất bản phát hành một quyển sách của một tác giả nước ngoài với mục đích thương mại. Nhà xuất bản đã gửi email xin phép tác giả nhưng chưa nhận được thư trả lời.

Câu 10. Phương án nào sau đây đúng khi nói về hạn chế của máy tính?

  1. Tự động xử lí dữ liệu theo yêu cầu.
  2. Thực hiện các công việc trí tuệ.
  3. Nhận biết dữ liệu từ thiết bị vào
  4. Hoạt động không biết mệt mỏi

Câu 11. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng.

  1. Phạm vi kết nối và hoạt động của mạng LAN nhỏ hơn Internet.
  2. Nếu mất kết nối Internet thì các máy tính trong mạng LAN vẫn liên lạc được với nhau.
  3. Phải có mạng LAN mới xây dựng được IoT.
  4. Điện toán đám mây cung cấp những thông tin dịch vụ tốt hơn so với những dịch vụ mà các cơ quan tự xây dựng.

Câu 12. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào KHÔNG đúng?

  1. CPU có tốc độ càng cao thì máy tính có hiệu năng càng cao.
  2. Dung lượng ở cứng đo bằng GHz.
  3. Các bộ nhớ RAM ngày nay có dung lượng hàng GB.
  4. Dung lượng RAM có ảnh hưởng tới hiệu năng của máy tính.

Câu 13. Đẳng thức nào sau đây đúng khi nói về độ phân giải hình ảnh?

  1. 1 Megapixel = 1024 Pixel.
  2. 1 Megapixel = 1000 Pixel.
  3. 1 Megapixel = 1048576 Pixel.
  4. 1 Megapixel = 1000000 Pixel.

Câu 14. Những cách lưu trữ dữ liệu sau đây, cách nào KHÔNG sử dụng dịch vụ lưu trữ trực tuyến?

  1. Google Drive
  2. Dropbox
  3. Mediafire
  4. Sử dụng đĩa CD

Câu 15. Cho đoạn chương trình Python sau:

Với dữ liệu nhập vào 𝑛 = 5, 𝑚 = 15, đoạn chương trình đưa ra kết quả nào sau đây? A. 9                        B.9.0                         C.10                         D.10.0

Câu 16. Phép toán nào sau đây là phép gán trong Python?

A. a == b + c                    B. a + b = c                   C. a > b+c                     D. a = b+c

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho hai dãy bit 𝐴 và 𝐵:

𝐴 = 10001

𝐵 = 1011

  1. Dãy bit 𝐴 biểu diễn số 10001 ở hệ thập phân.
  2. Nếu giảm bit cuối cùng bên phải của dãy bit 𝐴 đi 1 đơn vị thì giá trị của dãy bit 𝐴 tương ứng trong hệ thập phân cũng giảm đi 1 đơn vị.
  3. Kết quả của phép cộng hai dãy bit 𝐴 và 𝐵 là dãy bit 11100.
  4. Kết quả của phép toán (𝐴 𝐴𝑁𝐷 𝐵) 𝑂𝑅 𝐵 là dãy bit 10001.

Câu 2. Bình cùng nhóm bạn được thầy giáo yêu cầu thiết kế một CSDL dùng để lưu trữ thông tin hoạt động của một thư viện của trường ABC. Nhóm bạn Bình đã thiết kế một CSDL gồm 3 bảng: NGƯỜI ĐỌC, SÁCH, MƯỢN-TRẢ, cùng với dữ liệu được nhập vào như sau:

Bảng NGƯỜI ĐỌCBảng SÁCHBảng MƯỢN-TRẢ
Số thẻ TV  Họ và tên  LớpMã Sách  Tên SáchTác giả (chủ biên)Số thẻ TVMã Sách  Ngày mượn  Ngày trả
TV01Nguyễn Văn An10A1Ti10Tin học 10Hồ Sỹ ĐàmTV01Li1010/9/202220/9/2022
TV02Trần Bình10A4To10Toán học 10Hà Huy KhoáiTV02Ti1010/9/202215/9/2022
TV03Trần Tiến10A3Si10Sinh học 10Phạm Văn LậpTV02Ho1011/10/202219/10/2022
TV04Nguyễn Văn Ân10A3Ho10Hoá học 10Lê Kim LongTV03Si1010/9/202219/11/2022
TV05Trần Thị Hoa10A2Li10Vật Lí 10Vũ Văn HùngTV05To109/10/20228/11/2022

Theo dữ liệu được nhập vào như trên để trả lời các câu hỏi sau.

  1. Bạn Nguyễn Văn An có mượn thư viện sách Vật lí 10 từ ngày 10/9/2022 đến 20/9/2022 ?
  2. Bảng NGƯỜI ĐỌC và bảng SÁCH có liên kết trực tiếp với nhau?
  3. Trường Số thẻ TV của bảng NGƯỜI ĐỌC là khoá chính của bảng MƯỢN-TRẢ và là khoá ngoài của bảng NGƯỜI-ĐỌC.
  4. Trường Mã Sách của bảng SÁCH là khoá chính của bảng SÁCH và là khoá ngoài của bảng MƯỢN-TRẢ.

Câu 3. Tiết học về chuyên đề sắp xếp. Thầy giáo đã viết một chương trình sắp xếp dãy số như sau:

Từ chương trình trên, các bạn học sinh đã đưa ra các nhận xét sau:

  1. Biến 𝑛 ở dòng 2 có giá trị là số lượng các số hạng trong dãy 𝑎.
  2. Đây là thuật toán sắp xếp chèn tuyến tính (Insertsion Sort).
  3. Khi thực hiện xong chương trình, giá trị biến 𝑐𝑛𝑡 luôn bằng giá trị biến 𝑛.
  4. Khi nhập dãy 𝑎 = [ 8 7 6 5 1 2 3 4], dòng 12 in ra giá trị 13.

Câu 4. Một nhóm các nhà địa chất khảo sát một vùng đất hình chữ nhật có kích thước 𝑛 × 𝑚 (1 ≤

𝑛, 𝑚 ≤ 100) để tìm đất hiếm. Để đơn giản, giả sử vùng đất được chia thành 𝑛 × 𝑚 ô, gồm 𝑛 dòng và 𝑚

cột. Các dòng được đánh chỉ số từ 0 đến 𝑛 − 1 (từ trên xuống dưới), các cột được đánh chỉ số từ 0 đến

𝑚 − 1 (từ trái sang phải). Mỗi ô (𝑖, 𝑗) chứa một số tự nhiên biểu thị trọng lượng của đất hiếm ở ô đó (bằng 0 nếu ô đó không có đất hiếm), trong đó 0 ≤ 𝑖 ≤ 𝑛 − 1; 0 ≤ 𝑗 ≤ 𝑚 − 1. Một bạn học sinh viết một chương trình như sau để giúp các nhà địa chất thực hiện một số tính toán.

Từ chương trình trên, một số bạn đã đưa ra các nhận xét như sau:

  1. Câu lệnh ở dòng 8 sai cú pháp.
  2. Giá trị biến 𝑗 ở dòng 10 lần lượt nhận giá trị từ 0 đến 𝑚 – 1.
  3. Dòng 15 in ra trọng lượng đất hiếm lớn nhất trong vùng đất đó.
  4. Dòng 16 in ra tổng chỉ số dòng và chỉ số cột của ô mà ở ô đó, lượng đất hiếm có giá trị lớn nhất và tổng chỉ số dòng cộng chỉ số cột đạt giá trị lớn nhất.

Tải file tại đây:

Đáp án phần I.

                                    HẾT                                    

Phần II: Lập Trình

Tải đề lập trình tại đây:

Tải Test tại đây:

https://drive.google.com/drive/folders/1vuAIlQh0XB3IuYOZFCg632qWS1eeBaoL?usp=sharing

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *