“Hỗ trợ HS THPT tăng khả năng tương tác trong học trực tuyến”
1. Xác định khó khăn của học sinh/nhóm học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học:
- HS ít tương tác với thầy cô và các bạn hoặc tương tác không hiệu quả trong học tập trực tuyến.
- Dễ bị xao nhãng bởi các trò chơi trực tuyến, nhóm chat, internet, ngoài luồng học tập.
- Kết quả học tập giảm sút.
* Nguyên nhân:
– Không tập trung khi học do ảnh hưởng các yếu tố xung quanh.
- Kĩ năng quản lý thời gian không tốt.
- Môi trường học tập thiếu sự giám sát dễ bị xao nhãng.
- Suy nghĩ thiên lệch trong khi học dẫn đến thiếu trung thực, trách nhiệm.
- HS căng thẳng vì học nhiều môn, GV chưa tạo ra được sự tương tác tốt với HS, ít có sự tương tác giữa các HS trong khi nhiều trò chơi trên mạng lôi cuốn học sinh.
- Các hoạt động vận động cũng hạn chế.
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ: “Hỗ trợ HS THPT tăng khả năng tương tác trong học trực tuyến”
Giúp HS thích ứng trong hoàn cảnh dịch bệnh.
– HS tập trung học tập và tăng khả năng tương tác trong học tập.
– HS có thái độ tích cực khi học trực tuyến tránh xa những nội dung tiêu cực trên mạng.
2.2. Người thực hiện: GVCN
2.3. Thời gian: Thực hiện trong 1 tiết sinh hoạt lớp (thứ 7 ngày 27/11/2021)
2.4. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ:
2.4..1. Nội dung:
- Tìm hiểu các khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập trực tuyến và cùng chia sẻ những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình học trực tuyến.
- Hướng dẫn học sinh các điều kiện để đảm bảo chất lượng học tập trực tuyến.
- Hướng dẫn cách kiểm soát thời gian học online và sử dụng mạng online.
- Hướng dẫn, tư vấn HS cách sử dụng các phần mềm học tập hứng thú như (kahoot, Quizzize,…).
- Học sinh cần chuẩn bị tâm lý, tâm thế sẵn sàng, trang phục nghiêm túc khi tham gia học trực tuyến và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị học tập quan trọng nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng, tai nghe và sách giáo khoa. Học sinh chọn cho mình góc học tập, không gian yên tĩnh thoải mái phù hợp với ngôi nhà của mình. Trong quá trình học tập cần chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận và đóng góp tích cực vào bài họ. Để làm được như vậy học sinh cần chủ động đọc bài, soạn bài trước mỗi tiết học, buổi học. Tập thói quen lên lớp trước 10 phút để chào hỏi làm quen thầy, cô và các bạn tạo mối quan hệ thân thiện trong lớp học.
- Học sinh tạo nhóm học tập trên Zalo, Facebook để chia sẻ, giải đáp thắc mắc nội dung bài học và tham gia vận động, lao động nhẹ nhàng đi ngủ đúng giờ, đảm bảo đủ 8 tiếng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe học tập. Đặc biệt, rèn luyện khả năng tự lập trong học tập. Chú ý tắt một số tính năng trên thiết bị gây ảnh hưởng đến giờ học. Điều đó sẽ mang lại cho bản thân người học nhớ lâu hơn về kiến thức.
– GV cũng cần nâng cao kĩ năng ứng dụng CNTT để xây dựng bài giảng hay và tăng cường sử dụng những phần mềm để giúp quản lí HS, tạo ra sự tương tác.
2.4.2. Cách thức tư vấn
Tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề: “Tăng khả năng tương tác trong học trực tuyến”
- Giới thiệu 1 số phương pháp học tập trực tuyến hiệu quả.
- Hoạt động nhóm: Thảo luận về ưu điểm và hạn chế, biện pháp khắc phục các hạn chế của học trực tuyến.
- Video minh họa một giờ học trực tuyến hiệu quả (lớp khác).
- Cho HS trải nghiệm học tập qua trò chơi trực tuyến rèn luyện kĩ năng tương tác ((kahoot, Quizzize…
2.5. Phương tiện, điều kiện thực hiện:
- Máy tính và các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến, máy tính có kết nối internet
- Hạ tầng mạng ổn định cho dạy học trực tuyến
- Phối hợp cùng GV tin học, cha mẹ HS
2.6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch:
- Kết quả đạt được
- Sau khi tư vấn: 100% học sinh đã biết sử dụng phần mềm học trực tuyến.
- Học sinh tận dụng được thế mạnh của học trực tuyến để tự học hiệu quả
- Học sinh hứng thú hơn khi học trực tuyến, tương tác tốt hơn.
- Kiến nghị: GV nâng cao khả năng sử dụng CNTT, Phụ huynh quan tâm, động viên con em trong khi học trực tuyến.